Facebook Google+ Hotline
01
09
Hygge Việt
5+ cách xử lý khi bị say cà phê
Cà phê là thức uống yêu thích mỗi ngày giúp tỉnh táo, tăng hiệu suất làm việc. Tuy nhiên, một số người vì lý do nào đó bị say cà phê. Cùng Hygge Việt tìm hiểu các nguyên nhân gây ra say cà phê và các cách xử lý kịp thời làm giảm triệu chứng này.
 
Tại sao bị say cà phê?

Say cà phê là hiện tượng cơ thể dung nạp quá nhiều caffein tại một thời điểm nhất định, hoặc uống cà phê khi đói bụng. Chúng tôi tổng hợp 4 lý do chính khiến cơ thể bị say cà phê.

  1. Uống quá nhiều thức uống có chứa caffein tại một thời điểm: uống quá nhiều cà phê, hoặc các sản phẩm chứa caffeine như trà, nước uống tăng lực.

  2. Sốc do dừng sử dụng sau một thời gian dài:  khi cơ thể quen với việc uống cà phê hàng ngày, đột nhiên dừng uống cà phê gây phản ứng sốc. 

  3. Mẫn cảm với caffein: Ở một số người có khả năng chuyển hóa caffeine kém hơn so với người khác hoặc nhạy cảm với caffein. Những người có vấn đề về sức khỏe như tim mạch, tiêu hóa, hoặc những người lớn tuổi.

  4. Thời gian uống cà phê: uống cà phê vào những thời điểm không phù hợp như trước khi đi ngủ có thể gây khó ngủ. Uống quá nhiều lượng cafe khi chưa ăn khiến cơ thể nạp quá nhiều cafein dư thừa.

Các dấu hiệu nhận biết say cà phê

"Say cà phê" là một thuật ngữ chỉ tình trạng uống quá nhiều cà phê hoặc sai cách dẫn đến một số cảm giác và triệu chứng không mong muốn. Tùy theo thể trạng, một số biểu hiện sau chỉ trạng thái say cà phê: 

  1. Nôn nao, tăng huyết áp: Hàm lượng Caffeine kích thích hệ thần kinh trung ương, gây ra cảm giác nôn nao, tim đập nhanh, huyết áp cao.

  2. Khó ngủ: Caffeine làm giảm sự tiết ra của melatonin - một hormone điều hòa chu kỳ sinh học ngủ - thức. Điều này khiến người dùng gặp khó khăn khi uống cà phê muộn, nhất là vào buổi tối.

  3. Cảm giác lâng lâng: Quá liều lượng caffeine có thể gây ra cảm giác lo lắng, run tay, buồn nôn và đau đầu.

  4. Rối loạn tiêu hóa: Caffeine kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa, có thể dẫn đến chậm tiêu hóa, táo bón hoặc tiêu chảy. Dạ dày bị cồn cào, xót ruột.

  5. Các triệu chứng khác: Mồ hôi tiết ra nhiều ở lòng bàn tay, chóng mặt, nhức đầu, tay mụn và buồn nôn, Cổ họng tiết ra dịch chua hoặc bị ợ hơi liên tục (trào ngược dạ dày), xuất hiện cơn đau ở lưng và các vùng cơ bắp, với người dễ dị ứng, da có thể xuất hiện nốt đỏ và ngứa…

5+ cách giảm say cà phê hiệu quả

Cách 1: uống nhiều nước

Có thể uống nhiều nước lọc tinh khiết hoặc nước bù khoáng. Nước là dung môi hòa tan tốt nhất giúp giảm hàm lượng caffein trong cơ thể. Khuyên uống từ 0,5 lít - 1 lít nước trong vòng 10 phút. Sau đó nghỉ ngơi 1 đến 2 tiếng sẽ giúp cơ thể cân bằng và trở về trạng thái ban đầu

Cách 2: uống nước hoa quả tươi có chứa nhiều Kali và Vitamin C.

- Uống nước dừa tươi dễ thực hiện làm giảm triệu chứng say cà phê. Theo công bố của USDA, trong 100g dừa tươi có chứa nhiều Kali (K+) 356g, chất béo bão hòa 32g, Natri (Na) 20g, Vitamin C 3.3mg, Magie 32g có tác dụng chữa say cà phê tức thì.

- Uống nước chanh mật ong: Hàm lượng khoáng chất trong mỗi quả chanh gồm Kali 102mg, Vitamin C 29,1mg, Natri 2mg (theo công bố của USDA trong mỗi 100g quả chanh) có tác dụng hỗ trợ đào thải caffein ra khỏi cơ thể nhanh chóng.  Mật ong chứa các chất chống oxy hóa, giúp giải độc và hỗ trợ quá trình chuyển hóa caffeine. Khi kết hợp uống nước chanh mật ong ấm sẽ giúp giảm các triệu chứng say cà phê như buồn nôn, đau đầu, run tay 

- Uống nước cam tươi: Nước cam tươi có Kali 181mg, Vitamin C 52,3mg trong mỗi 100g cam tươi thông USDA. Do đó, uống nước cam tươi giúp giảm triệu chứng say cà phê đáng kể.

Cách 3: Ăn nhẹ: bữa ăn nhẹ gồm bánh ngọt, hoặc hạt dinh dưỡng. Đặc biệt phù hợp với người quên hoặc chưa kịp ăn sáng mà đã uống cà phê. Ăn nhẹ giúp nạp calo kịp thời vào cơ thể, tránh được tình trạng trào ngược dạ dày do uống cà phê khi bụng đói. 

Cách 4: Tập thể dục: đi bộ hoặc tập thể thao trong khoảng 15 phút. Hoạt động này sẽ giúp thúc đẩy quá trình đào thải caffeine ra khỏi cơ thể nhanh hơn qua mồ hôi. Tập yoga nhẹ nhàng như thở sâu, duỗi cơ, co duỗi cơ, xoay người... sẽ giúp giảm căng thẳng và tăng cường lưu thông máu. Thư giãn vừa đi vừa tập vai, cổ, lưng cũng sẽ có tác dụng tương tự giảm cảm giác say cà phê.

Cách 5: Xông hơi: Xông hơi giúp cơ thể đổ nhiều mồ hôi, hamf lượng caffein theo mồ hôi được tiết ra khỏi cơ thể làm giảm triệu chứng say cà phê. Tuy nhiên, lưu ý là xông hơi làm cơ thể mất nước do đó cần kết hợp uống nhiều nước lọc hoặc nước bù khoáng và nước hoa quả có chứa nhiều Kali và Vitamin để bù nước và tăng hiệu quả giảm cơn say cà phê nhanh chóng

Cách 6: Lựa chọn món đồ uống chứa cà phê phù hợp: Cafe latte, cafe Capuccino hay cafe trứng Hygge là món thức uống được nhiều tín đồ lựa chọn để giảm cảm giác say cà phê . Thành phần cafe trứng Hygge thơm ngon gồm 1 shot Espresso pha máy, trứng gà đánh bông với mật ong là lựa chọn phù hợp giảm cảm giác say cà phê. 

Trên đây là một số cách giảm giảm cảm giác say cà phê nhanh chóng. Chúc bạn đọc có thêm nhiều kinh nghiệm xử lý và hỗ trợ người xung quanh khi họ có triệu chứng say cà phê kể trên.

----------

HYGGE Cà Phê

Thương hiệu của Công ty cổ phần HYGGE VIỆT.

Mua sắm online HYGGE CaPhe tại đây

Đặt hàng trực tiếp: +84973807258 | Hotline: +84833552626 

Facebook: HYGGE Cà Phê - Cà phê đặc sản Việt Nam 

 

 
 
top